Lễ cưới là một nghi thức lâu đời của người Việt Nam và vẫn đang được kế thừa, giữ gìn cho đến hiện nay. Bên cạnh chuẩn bị các công việc quan trọng như trang phục, đặt tiệc, số lượng khách mời, chụp ảnh cưới. Thì việc chọn sính lễ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay nhiều nơi vẫn giữ tục thách cưới, vậy tục thách cưới là gì ? Thủ tục thách cưới đòi hỏi những lễ vật gì? 

Tục thách cưới là gì?

Tục thách cưới là một tục lệ đã có từ lâu đời mà ông cha ta vẫn giữ gìn và lưu truyền đến hiện nay. Vào thời xưa nếu muốn lấy được vợ thì nhà trai phải đáp ứng đầy đủ những lễ vật, sính lễ mà nhà gái yêu cầu. Khi có đầy đủ lễ vật thì họ mới bằng lòng gả con gái cho. 

Tục thách cưới là tục lệ đã có từ rất lâu đời 
Tục thách cưới là tục lệ đã có từ rất lâu đời

Vào ngày đón dâu, nhà trai sẽ trình bày đủ những món lễ vật đã được yêu cầu trước quan viên hai họ sau đó mới được đón dâu về. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình mà hai bên có thể trao đổi thương lượng thêm về sính lễ. Ở  Sau khi thương lượng, hai gia đình sẽ thống nhất được những lễ vật, giá trị của lễ vật để đi đến quyết định cuối cùng và trình lên vào ngày lễ cưới diễn ra. 

Ý nghĩa của tục lệ thách cưới

Về mặt ý nghĩa, tục lệ thách cưới với những món lễ vật nhà trai mang sang nhà gái chính là tấm lòng và sự đóng góp dành cho nhà gái. Đây cũng xem như là một lời cảm ơn nhà gái đã sinh ra và dạy dỗ một cô con gái nên người để ngày hôm nay có thể về làm dâu, làm vợ cho gia đinh họ. 

Những món lễ vật thách cưới là tấm lòng mà nhà trai dành cho cô dâu và gia đình cô dâu 
Những món lễ vật thách cưới là tấm lòng mà nhà trai dành cho cô dâu và gia đình cô dâu

Bên cạnh đó, thủ tục thách cưới còn thể hiện tấm lòng của gia đình nhà chồng dành cho con dâu tương lai. Và đảm bảo rằng nhà trai sẽ lo đầy đủ về mọi thứ, cho con dâu có cuộc sống đầy đủ, không thiếu thốn. 

Lễ vật thách cưới gồm những gì? 

Tục thách cưới ngày xưa thường bao gồm rất nhiều lễ vật tùy theo yêu cầu và điều kiện của hai bên gia đình. Một số món lễ vật thường thấy nhất bao gồm: Trầu cau, gạo nếp, gà vịt, trâu bò, quần áo, trà rượu, hoa quả, nữ trang và cả tiền mặt. Ngoài ra còn bao gồm của những bàn tiệc mà nhà trai dành cho nhà gái. 

Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái sẽ tùy thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi của nhà gái 
Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái sẽ tùy thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi của nhà gái

Tuy nhiên, vào thời đó nhiều gia đình tri thức họ không thách cưới bằng hiện vật là thách cưới bằng chữ nghĩa. Chú rể phải qua được vòng thách cưới bằng cách đối đáp văn chương mới có thể rước được cô dâu về. Những gia đình này họ làm vậy vì muốn con gái được gả cho một người có hiểu biết, được ăn học tử tế thay vì lấy phải những anh chồng lỗ mãng, hành xử kém văn minh. 

Vào thời hiện đại, những món lễ vật thường gặp nhất là: Trầu cau, rượu, trà bánh, heo sữa quay, hoa quả, tiền nạp tài và đặc biệt là nữ trang dành cho cô dâu. Những mâm sính lễ này thường được đặt trên những mâm quả hay những tráp, phủ vải đỏ rồi mang sang nhà gái

Những lưu ý và lời khuyên khi tham gia tục thách cưới

Chuyện cưới xin là chuyện dựa trên cơ sở tình cảm và sự tự nguyện của hai bên. Vì vậy hiện nay tục thách cưới cũng đang dần dần lược bỏ bớt những yêu cầu đòi hỏi quá khắt khe dành cho nhà trai. Có chăng cũng là một vài món lễ vật phù hợp kinh tế để duy trì truyền thống cưới xin có từ xưa. 

Tục thách cưới thường có sự góp mặt của trưởng họ gia đình hai bên 
Tục thách cưới thường có sự góp mặt của trưởng họ gia đình hai bên

Các cặp đôi trẻ trước khi tính chuyện cưới xin để trao đổi thật kỹ với ba mẹ hai bên về tục thách cưới này. Để tránh chuyện có sự khác biệt giữa các vùng miền mà xảy ra sự tranh chấp, bất đồng quan điểm. Trong ngày thách cưới, bạn nên mời những vị bô lão, người lớn đứng đầu trong họ tham dự. Nhằm tránh việc vào ngày đón dâu phát sinh thêm nhiều yêu cầu về lễ vật cũng như tránh được lời ra tiếng vào từ bà con trong họ. 

Các món lễ vật thách cưới hiện nay cũng khá đơn giản chỉ cần phù hợp với kinh tế của gia đình. 
Các món lễ vật thách cưới hiện nay cũng khá đơn giản chỉ cần phù hợp với kinh tế của gia đình.

Có rất nhiều cặp đôi vì những thủ tục cưới xin mà xảy ra mâu thuẫn thậm chí là xung đột với gia đình. Từ đó đám cưới cũng không được diễn ra suôn sẻ. Cuộc sống hôn nhân sau này cũng sẽ không hạnh phúc vì vậy lời khuyên mà THO’s Wedding dành cho bạn chính là nên có sự trao đổi, chuẩn bị kỹ về những mong muốn, nguyện vọng của hai bên gia đình để đi đến một thống nhất chung đẹp lòng đôi bên nhất. 

Tục thách cưới là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, tục thách cưới cần được thay đổi để phù hợp với thực tế, tránh biến thành một hình thức “mua bán hôn nhân” làm mất đi nét đẹp truyền thống vốn có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *