Các cặp đôi khi đã đi đến quyết định tiến đến hôn nhân, về chung một nhà thì chắc hẳn phải trải qua các nghi thức thành hôn. Trong đó, lễ đính hôn là một buổi lễ không thể thiếu và cần được chuẩn bị chu đáo. Vậy tổ chức tiệc đính hôn cần chuẩn bị những gì ? 

Lễ đính hôn là gì? Ý nghĩa của lễ đính hôn

Lễ đính hôn là một nghi thức được diễn ra trước khi tiến đến một hôn lễ chính thức. Lễ đính hôn thường là một buổi tiệc nhỏ với khách mời là hai bên gia đình, bà con, bạn bè thân thiết của cặp đôi chứ không có  quá đông khách mời. 

Lễ ăn hỏi thường được tổ chức ấm cúng với sự chứng kiến của người thân và bạn bè thân thiết 
Lễ ăn hỏi thường được tổ chức ấm cúng với sự chứng kiến của người thân và bạn bè thân thiết

Về mặt ý nghĩa, lễ đính hôn là một lễ nghi dùng để thông báo chính thức, xác nhận về nhận lời cưới gả của hai bên gia đình. Đây cũng là bước đệm để bắt đầu tiến hành lễ cưới. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang lễ vật qua nhà gái nếu nhà gái nhận những món lễ vật này thì xem như là lời đồng ý gả con gái. 

Nhà gái cần chuẩn bị gì cho lễ đính hôn? 

Nghi thức lễ đính hôn có rất nhiều bước và cần chuẩn bị thật tươm tất. Nếu bạn là phía nhà gái, bạn cần chuẩn bị một số điều cơ bản trong kế hoạch đám cưới sau: 

Chuẩn bị bàn thờ gia tiên 

Trước khi tiệc đính hôn được diễn ra, cả nhà trai lẫn nhà gái đều phải chuẩn bị nhà cửa, lau dọn và trang trí bàn thờ gia tiên lại cho thật gọn gàng và đẹp mắt. 

Bàn thờ gia tiên được bày biện hoa tươi, trái cây
Bàn thờ gia tiên được bày biện hoa tươi, trái cây

Bàn gia tiên là nơi thể hiện lòng tưởng nhớ, tôn kính đến ông bà tổ tiên. Người ta thường cắm những bình hoa tươi để trang trí trên bàn gia tiên, chưng bày mâm ngũ quả, , rượu, nhanh thơm, đèn hoặc nến,…. 

Trang trí nhà cửa 

Bên cạnh việc trang trí gia tiên cho đẹp mắt thì tổng thể toàn bộ ngôi nhà cũng nên được trang trí cho tươm tất trước khi diễn ra lễ ăn hỏi. Bạn có thể chuẩn bị một số bộ bàn ghế để tiếp khách, trang trí nhà bằng cổng hoa, sơn sửa lại một số vị trí trong nhà hoặc tạo background để khách tham dự có thể chụp ảnh lưu niệm cùng cô dâu chú rể.

Trang trí nhà cửa là việc vô cùng quan trọng 
Trang trí nhà cửa là việc vô cùng quan trọng

Nếu còn lúng túng chưa biết bắt đầu trang trí lễ đính hôn như thế nào thì bạn có thể xem qua bài viết bên dưới để có thêm các thông tin và ý tưởng với:

>> Xem thêm: Trang trí lễ đính hôn tại nhà đơn giản mà không cần tốn nhiều chi phí

Chuẩn bị cỗ 

Sau khi hoàn tất thủ tục lễ đính hôn như:  ra mắt quan viên hai họ, trao quả, cúng bái gia tiên, đại diện hai nhà phát biểu, trao sính lễ, tiền mừng…thì nhà gái sẽ tổ chức một buổi tiệc nhỏ để đãi quan khách cũng như là tiếp đón nhà trai.

Mâm cỗ này có thể làm lớn hoặc nhỏ tùy vào khả năng và điều kiện kinh tế của từng gia đình. 

Sau khi hoàn tất các trình tự lễ ăn hỏi theo thủ tục, nhà gái sẽ đãi cỗ cho khách mời 
Sau khi hoàn tất các trình tự lễ ăn hỏi theo thủ tục, nhà gái sẽ đãi cỗ cho khách mời

Nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ đính hôn? 

Tương tự như nhà gái, trước khi lễ đính hôn, nhà trai cũng cần chuẩn bị nhà cửa, trang trí gia tiên cho tươm tất. Bên cạnh đó, nhà trai còn phải chuẩn bị thêm một số món sính lễ để mang sang nhà gái. 

Chuẩn bị lễ vật ăn hỏi

Lễ vật ăn hỏi hay còn gọi là tráp hỏi thường bao gồm:  trầu cau, trái cây kết hình Long – Phụng, thuốc lá, rượu, bánh phu thê, xôi chè, heo sữa quay, nem chả… Mỗi loại sẽ được đựng trong một cái tráp riêng. Dàn bê quả sẽ bê những tráp này sang nhà gái để làm sính lễ. Tùy vào văn hóa khác nhau của mỗi vùng miền mà hai bên có thể bàn bạc, thống nhất với nhau trước đó.

Tráp lễ vật là thứ không thể thiếu mà nhà trai cần mang sang nhà gái 
Tráp lễ vật là thứ không thể thiếu mà nhà trai cần mang sang nhà gái

Cần lưu ý, lễ vật có thể là những món đơn giản, không cầu kỳ nhưng phải là những món đồ tươi ngon, đẹp mắt để thể tấm lòng với nhà gái  và mang ý nghĩa sự giao hảo giữa sui gia sẽ bắt đầu tốt đẹp. 

Chuẩn bị trang sức và tiền cảm ơn 

Không chỉ có đám cưới mà nghi thức lễ đính hôn cũng không thể thiếu phần trao sính lễ của mẹ chồng dành cho con dâu. Mẹ chồng thường sẽ trao cho con dâu mới một số món nữ trang như: bông tai, dây chuyền, lắc tay hoặc tiền mặt.

Trang sức và tiền cảm ơn cho nhà trai chuẩn bị 
Trang sức và tiền cảm ơn cho nhà trai chuẩn bị

Tùy vào phong tục tập quán riêng của từng vùng miền hoặc sự yêu cầu của nhà gái mà nhà trai sẽ quyết định số lượng tráp lễ, lễ vật trong tráp. Phong tục miền Bắc thì số lượng tráp thường là số lẻ lẻ 3-5-7-9-11 còn miền nam thì ngược lại, nhà trai miền Nam thường đi tráp theo số chẵn 4-6-8-10 tráp.

>> Xem thêm: Trang phục cho lễ đính hôn dành cho cô dâu chú rể

Kết luận

Dù không có quá đông khách mời như tiệc cưới. Lễ đính hôn và tiệc đính hôn cũng là một trong những nét đẹp trong phong tục cưới gả của Việt Nam. Vì vậy, dịch vụ cưới hỏi The Wedding Planner mong rằng các cặp đôi nên có sự chuẩn bị để có một lễ ăn hỏi hoàn hảo tươm tất nhất vì đây cũng có thể là điểm khởi đầu cho một chặng đường hôn nhân sắp tới của các bạn đấy ! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *