Đối với lễ cưới, chúng ta đều phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng vì đây là sự kiện quan trọng bậc nhất cuộc đời con người. Sự kiện này, là kết quả cho một mối tình của đôi bạn trẻ, cùng vượt qua bao khó khăn để cùng nhau đi đến những trái ngọt. Vì thế, chúng ta cần hiểu nghi lễ đám cưới, bạn hiểu được giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Hãy cùng Tho’s Wedding Planner tìm hiểu lễ cưới là gì? Quy trình được ngày cưới diễn ra như thế nào?

Tìm hiểu tổng quan về lễ cưới

Lễ cưới là gì? 

Lễ cưới hay hôn lễ, đám cưới. Đây được xem là một trong ba nghi lễ về cưới hỏi của người Việt Nam ta hiện nay. Đây không chỉ là một sự kiện để hai người kết hôn. Mà còn là dịp để gia đình, bạn bè và người thân gặp gỡ, chúc phúc và chia vui cùng cặp đôi. Nó tạo ra một kỷ niệm đáng nhớ và đánh dấu sự bắt đầu của một hành trình mới trong đời của hai người. 

Sau đám cưới, cả hai sẽ gọi nhau là vợ chồng, kể từ đây họ sẽ cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc, sự liêng thiêng của tình cảm giúp họ vượt qua mọi khó khăn. Tiến tới hạnh phúc, cùng nhau sống đến trọn đời.

Đám cưới là một sự kiện quan trọng của đời người
Đám cưới là một sự kiện quan trọng của đời người

Lễ cưới có thể có nhiều hình thức và phong cách khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, tôn giáo và sở thích cá nhân của cặp đôi. Thông thường, lễ cưới bao gồm các bước như lễ cầu hôn, hỏi cưới, lễ rước dâu, lễ trao nhẫn, lễ kết hôn và tiệc cưới.

 Nguồn gốc của lễ cưới?

Lễ cưới có nguồn gốc là Lễ Thân Nghinh đây là buổi lễ thứ 6 theo “Chu Công lục lễ”. Phong tục về cưới hỏi được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam rất sớm, cụ thể là khi họ sang đô hộ nước ta. Sau này các nhà nghiên cứu văn hóa như cư sĩ Hồ Sĩ Tân đã cải biên, ghi chép lại các phong tục về đám cưới, tiếp biến văn hóa. Ghi chép thành cuốn Thọ Mai Gia Lễ, sau đó được rất nhiều gia đình ở Việt Nam áp dụng theo, rồi duy trì thành một truyền thống tốt đẹp như ngày nay.

Sự khác biệt lễ cưới hỏi của 3 miền

Miền Nam: Lễ cưới hỏi có xu hướng lộng lẫy và hiện đại hơn. Thông thường, gia đình của chú rể sẽ đến nhà gái để tiến hành lễ cưới hỏi. Sau đó, cả hai gia đình thường sẽ cùng nhau tổ chức một buổi tiệc cưới hoành tráng tại nhà hàng hoặc khách sạn. Lễ cưới thường có sự tham gia của đại gia đình, bạn bè và đặc biệt là nhiều khách mời.

Miền Trung: Lễ cưới hỏi có một phần nào đó mang tính chất rước dâu. Trước khi đến nhà gái, gia đình của chú rể sẽ chuẩn bị một buổi lễ nhỏ tại nhà mình để tiến hành hỏi cưới. Sau đó, gia đình của chú rể sẽ cùng bạn bè và nhân viên nhà hàng đi đón dâu. Lễ cưới thường được tổ chức tại nhà hoặc các nhà hàng tiệc cưới, với sự tham gia của đại gia đình và bạn bè.

Miền Bắc: Lễ cưới hỏi thường diễn ra trong không gian trang trọng và truyền thống. Gia đình của cả hai bên sẽ thường gặp gỡ và thảo luận về các điều khoản của hôn nhân. Trong quá trình này, có sự tham gia của người trung gian (thường là một người trưởng thành trong gia đình). Để đảm bảo sự trôi chảy và tránh xung đột. Lễ cưới thường được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà thờ, và có sự tham gia của đại gia đình và bạn bè.

Việc tổ chức lễ cưới có ý nghĩa đặc biệt như thế nào?

Việc tổ chức ngày cưới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng:

Đối với cá nhân: Đây là ngày lễ khẳng định một cái kết sau khoảng thời gian tìm hiểu nhau. Tình yêu thật sự rất thiêng thiêng, nó giúp ta có nhiều động lực, sự thấu hiểu cùng nhau tiến bước. Vì thế đám cưới, là cột mốc khẳng định tình yêu vững chắc, đi cao, đi xa cùng nhau cả đời.

Đối với gia đình: Đây là dịp cha mẹ vui vẻ chứng kiến người con của mình đã tìm thấy hạnh phúc gia đình. Cả dòng họ cùng đem đến những lời chúc cho con cháu. Sự công nhận của họ hàng hai bên chính là động lực để đôi bạn trẻ cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.

Quy trình tổ chức lễ cưới truyền thống người

Cần làm gì trước ngày tổ chức lễ cưới?

Đầu tiên là lễ dạm ngõ, đây là lễ mà cả hai bên gia đình cùng nhau trao đổi.Và thưa chuyện về việc đám cưới của đôi trẻ trước khi chính thức tiến tới hôn nhân.

Tiếp theo đó là lễ ăn hỏi, lễ này mang ý nghĩa là xác nhận chắc chắn giao kèo của cả hai bên. Cũng như làm khăng khít tình cảm hai bên thông gia. Nhà trai sẽ đến nhà gái, ăn tiệc ở nhà gái, đây là một lễ diễn ra tại nhà gái.

Cần làm gì trong ngày tổ chức lễ cưới?

Vào đúng ngày tốt, giờ lành nhà trai sẽ đến nhà gái, bao gồm các lễ vật, sau khi giới thiệu trình các lễ vật, đôi trẻ đốt nhang vái lạy gia tiên. Các lễ này được người chủ hôn đứng ra thực hiện, người chủ hôn là những người lớn có sự uy tín trong dòng tộc cũng như là người am hiểu về lễ cưới. Sau khi làm lễ, dòng họ hai bên dùng tiệc, cùng nhau ăn , ca hát chung vui cùng đôi bạn trẻ.

Nhà trai sẽ qua nhà gái để “rước dâu”
Nhà trai sẽ qua nhà gái để “rước dâu”

Cần làm gì sau ngày tổ chức lễ cưới?

Sau ngày cưới khoảng 2 đến 4 ngày, vợ chồng sắm sửa các phần quà đến nhà gái. Đây được gọi là Lễ Lại Mặt hay Lễ Phản Bái. Được xem như là một lời cảm ơn, sự trân trọng của đôi bạn trẻ dành cho cha mẹ nhà gái, vì đã nuôi dưỡng con gái của mình.

Tho’s Wedding Planner chuyên tổ chức đám cưới và là một địa chỉ uy tín
Tho’s Wedding Planner chuyên tổ chức đám cưới và là một địa chỉ uy tín

Tho’s Wedding Planner là một địa chỉ uy tín trong việc tổ chức đám cưới, từ việc lên kế hoạch trang trí tổ chức đám cưới. Chúng tôi luôn làm hết sức mình để bạn có một đám cưới ấn tượng và ý nghĩa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *